VÌ SAO KHÁCH ĐÔNG NHƯNG LÀM MÃI KHÔNG CÓ LỢI NHUẬN
Hôm nay mình sẽ kể một đề tài rất là thú vị, bởi vì trong quá trình mình làm có một vấn đề thấm thía đó là tại sao quán có đông khách nhưng kinh doanh vẫn lỗ.
Thứ nhất là do định phí quá lớn, khiến giá trí bạn bán có lợi nhuận thấp đến cuối tháng thì tổng lợi nhuận không cao hơn các định phí và biến phí. Ví dụ một mặt bằng bạn thuê 90 triệu/tháng thì mỗi ngày chúng ta bị mất 3 triệu cộng với chi phí trả nhân viên, điện nước, nếu một ngày chúng ta bán được 300 sản phẩm nhưng một sản phẩm chúng ta chỉ lời ít thì đẫn dến một ngày chúng ta có doanh thu không đến 3 triệu, mà một ngày có khoảng 300 khách hàng thì rất là đông.
Nhiều lúc giá chúng ta bán cao nhưng vẫn không đủ có khả năng là do không gian chúng ta tiếp khách quá ít, khách chỉ dồn 1 giờ nào đó, có nghĩa là, thêm một ví dụ một sản phẩm chúng ta có thể lời 100 nghìn, mỗi ngày chúng ta bán được 100 khách thì một lần tiếp không gian của chúng ta là được 20 khách thì chúng ta chỉ lời được 2 triệu/ ngày mà chi phí chúng ta trả mặt bằng cho mỗi tháng cũng đã 40-50 triệu/tháng thì chúng ta kinh doanh cũng không có lời. Đó là không gian tiếp khách hẹp.
Mà ví dụ nữa là với 20 khách đó đối với một cửa hàng thì cũng được gọi là rất đông rồi, rồi cả buổi tối chúng ta chỉ bán được đúng 20 lượt khách đó thôi thì chúng ta cũng có lời, nữa là sản phẩm của chúng ta là chúng ta chọn sản phẩm có thể bán được đúng một buổi tối thôi, ban ngày chúng ta bán sản phẩm đó không nhiều mà chỉ bán chạy vào buổi tối thì chúng ta cũng không có lời mặc dù khách rất là đông. Tức là chi phí thì trả cả ngày, mà khách thì chỉ một khung giờ bán được. Qua khung giờ đó thì không có khách.
Đó là những lưu ý thứ nhất về các chi phí mặt bằng, không gian mặt bằng cũng như giá bán lợi nhuận dẫn đến việc kinh doanh không có lợi nhuận mặc dù có đông khách đi nữa, vì vậy các bạn phải chọn lại vị trí kinh doanh.
Thứ hai là các bạn bán một năm 12 tháng tập trung vào phân khúc sinh viên, nhưng sinh viên thì tết nghĩ, hè nghĩ,… mà chúng ta bán quanh năm sẽ bị mất vào tết một tháng mà chi phí chúng ta lại tăng lên gấp 2, 3 lần, rồi sinh viên nghĩ hè mất 2 tháng mà chúng ta kinh doanh như vậy cũng huề vốn hoặc thậm chí là lỗ.
Bởi vì phân khúc của chúng ta không bán đều, mà kinh doanh chúng ta là phải bán đều từ sáng đến tối, tháng nào doanh thu cũng phải đều đều thì chúng ta mới có dòng tiền là lợi nhuận cao.
Thứ ba là điều quan trọng nhất đó là sự quản trị, lợi nhuận tăng chi phí giảm, mà để làm được điều đó thì chúng ta phải đầu tư vào marketing, nhưng chúng ta không cắt giảm chi phí về định phí và biến phí,
ví dụ khách của chúng ta tập trung vào giờ tối nên chúng ta cần rất nhiều nhân sự vào thời gian đó, mà khách chỉ đông vào 2 tiếng mà nhân sự chúng ta sẽ thuê đến 6 tiếng thì chúng ta sẽ bị lãng phí 4 tiếng. Thì đó là sự quản lí không chặt chẽ chúng ta sẽ bị thất thoát, rồi là nguyên liệu chúng ta nhập vào bị biến động tăng lên thì cũng rất khó để chúng ta làm việc đảm bảo được chất lượng cũng như duy trì hoạt động.
Thường những yếu tố như mặt bằng, giá bán, không gian hay sản phẩm sẽ phụ thuộc vào thời gian ban đầu chúng ta làm. Vì vậy khi có kinh nghiệm chúng ta sẽ lựa chọn được các hình thức kinh doanh tốt,
ví dụ chúng ta chọn được mặt bằng rộng, tốt nhưng khách chúng ta không có chổ giữ xe, đó cũng là một vấn đề nhức nhối khi chúng ta kinh doanh một cửa hàng, nên thời gian đầu kinh doanh bắt buộc bạn phải có kinh nghiệm để nghiên cứu và chọn ra được vị trí thích hợp nhất.
Yếu tố quản trị cần tính toán khai thác làm sao để tránh lãng phí và yếu tố này dần dần chúng ta có thể điều chỉnh tuy nhiên nếu điều chỉnh chậm quá cũng sẽ dẫn đến hậu quả tổn thất rất nhiều.
Ngoài ra cũng còn rất nhiều yếu tố khác đòi hỏi bạn phải có kinh nghiệm rất nhiều, như kinh nghiệm chọn vị trí, xác định phân khúc khách hàng, định giá bán.
Nếu bạn bán một sản phẩm bình thường mà bạn định giá quá cao thì bạn sẽ không có khách, còn bạn bán một sản phẩm lại định giá quá thấp dẫn tới không có lợi nhuận mặc dù bạn bán rất là nhiều sản phẩm. Thì những thứ đó chúng ta phải biết tính toán trước để khi chúng ta kinh doanh sẽ không phải dựa vào cảm tính hay sự nghiên cứ xung quanh họ bán như thế nào mình bán như thế ấy thì rất là khó.
Còn cách tính đúng theo giá bán thì công thức rất là dài, chi phí cơ hội rất là rườm rà hoặc bạn có thể tính theo công thức là tổng tất cả các phí làm ra sản phẩm đó và công thêm giá bạn muốn lời trong 1 sản phẩm đó.
Cái thất thoát lớn nhất trong quá trình chúng ta làm, đó là lãng phí về CON NGƯỜI, thường chúng ta bị lãng phí nhiều nhất ở điểm này.
Không phải có doanh thu cao là bạn sẽ có lợi nhuận cao, mà quan trọng là bạn muốn tỉ lệ lợi nhuận là bao nhiêu và tính ra giá bán hợp lí.
Một cửa hàng luôn có những điểm tối ưu nhất định nên chúng ta làm sao để phát huy hết những điểm tối ưu đó, ví dụ một cửa hàng có chiều ngang 4m chiều dài 10m thì cửa hàng đó bình thường có thể phục vụ được nhiều nhất là 20 người một lượt thì khi bạn làm nhiều rồi bạn sẽ có kinh nghiệm để ước tính được những điều đó và quy ra chi phí hay giá bán để thu lại lợi nhuận cho cửa hàng.
Nếu bạn là người mới bắt đầu kinh doanh thì bạn có thể tìm hiểu và học hỏi những người đã có kinh nghiệm từng trải nhiều trong lĩnh vực này để họ có thể tư vấn cho các bạn. Vì bước đầu bạn kinh doanh rất là quan trọng và nó phụ thuộc rất nhiều vào sự quản lí của chúng ta.
Tóm lại đó là những chia sẻ của mình về câu hỏi tại sao quán ăn đông khách nhưng lại không có lợi nhuận, đó là do những yếu tố cơ bản mình vừa kể như trên và còn rất nhiều yếu tố phụ khác nữa có thể phát sinh trong quá trình chúng ta làm mà đa sô là xoay quanh những yếu tố cơ bản mình vừa chia sẻ như trên cũng sẽ khiến cửa hàng của chúng ta đông khách nhưng vẫn không có lời.
Nhưng khi kinh doanh chúng ta phải nhớ là lợi nhuận mới là yếu tố quyết định chứ không phải là doanh thu.
Bình luận: