Mỗi thời gian, mỗi giai đoạn đời người, tự nhiên lại có những ước muốn khác nhau. Hồi nhỏ thì mong mau lớn, để được đi kiếm tiền, ai trải qua sự nghèo khổ , thật sự rất quý trọng đồng tiền, có tiền để trang trải cuộc sống, phụ giúp gia đình, giúp cha mẹ đỡ vất vả, sương gió.
Lên thành phố, lao vào làm, bương chải đủ các công việc, học thì học, nhưng vẫn phải đi làm, vì lúc đó, một giờ làm của mình, nhiều khi nhiều tiền hơn một giờ mà bố mẹ đi làm nông, dần định hướng được bản thân cần phải làm gì. Thế là quyết định, vừa ra trường đã đi mở quán.
Quán nó dập cho cả một năm trời, vừa khổ về thể xác, tinh thần cũng đuối luôn, vì mọi thứ, quán xá, cứ dần như đi xuống. Ra trường 1 năm, nhưng tết đến, tiền về xe đò chỉ vài trăm nghìn, vẫn phải mượn.
Nghỉ đi quán xá, đi làm việc công ty. Nhưng cái tính ngồi yên, vẫn không tập được. Chưa được 1 năm, lại tiếp tục quay lại việc buôn bán. Nhưng lần này, mặt dày hơn chút, nên chẳng cần thuê mặt bằng mà làm. Mà lại ở phòng trọ, làm rồi đi giao, ít ra, nếu chưa bán được, thì chỉ có đói, chứ không phải đau khổ vì tiền định phí mặt bằng các kiểu.
Chắc cũng vì vậy, mà được khách hàng thương. Làm một mạch đến hôm nay.
Thấy nhiều bạn cũng giỏi ghê, cũng làm đồ ăn như mình, mà họ có thể đóng gói, xuất khẩu. Còn mình giờ vẫn cút cắt đi bán từng chút.
Nhiều người, bỏ lương cả chục ngàn đô, về Việt Nam , về làng quê khởi nghiệp, làm giàu, những mô hình giúp đỡ bà con cùng làm, cùng thoát nghèo. Quê hương, làng xã, tận dụng được thế mạnh của địa phương mình, người thì cây giống năng xuất, người thì đóng gói, tiêu thụ sản phẩm chất lượng cao.
Nhớ khi xưa, nhà nghèo vì không phải nhà không làm, mà làm lở núi, lở non là đằng khác, nhưng lúc đó, nước không có, chỉ đợi nước trời mưa, quanh quẩn chỉ cây lúa, cây mì, cây mía... Năng suất càng không?
Tiêu thụ, bán ra thì càng khó.
Tự dưng muốn làm mô hình trồng các loại cây năng suất cao, các vật nuôi, tự nhiên, phù hợp với thổ nhưỡng , khí hậu quê mình ghê,...làm thương hiệu cho sản phẩm đầu ra, bao tiêu đầu ra cho bà con thì tuyệt biết mấy.
Cả đời bà mẹ vất vả , để con lớn lên khỏi phải làm nông, đỡ cực như bà mẹ. Nhưng sao giờ, con lại thích nghiệp làm nông. Nối nghiệp ba mẹ.
Chắc phải chờ thêm duyên.
Bình luận: