CÁC BƯỚC LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH CỬA HÀNG ĂN UỐNG THÀNH CÔNG

Đăng bởi Admin vào lúc 30-08-2021

CÁC BƯỚC LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH CỬA HÀNG ĂN UỐNG THÀNH CÔNG

Xin chào tất cả các bạn.

 Hôm nay, mình sẽ chia sẻ về kế hoạch kinh doanh một cửa hàng ăn uống nhỏ thì chúng ta cần phải có kế hoạch và những bước chuẩn bị như thế nào.

Khi bạn bắt đầu kinh doanh một cửa hàng thì bạn phải có một kế hoạch và bạn phải viết những dự định đó ra. Khi bạn làm bước này xong, rồi bạn mới bắt đầu thực hiện, nhưng không có nghĩa là khi bạn viết ra rồi thì bạn sẽ thành công, mà ít ra khi mình viết rồi, trong kế hoạch của mình nếu mình thất bại thì mình cũng có thể nhìn đó mà rút ra kinh nghiệm và có khi bắt đầu lại thì sẽ thành công.

 Còn khi bạn không viết ra bạn làm việc theo cảm tính, không có mục tiêu rõ ràng, khi gặp những yếu tố tác động khác thì dễ khiến mục tiêu của mình bị thay đổi và sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến kế hoạch ban dầu của mình.

Vậy nên chúng ta phải lên một kế hoạch trước, như khi xưa chúng ta học văn thì giáo viên hay bảo chúng ta lập dàn ý của bài văn trước rồi chúng ta mới triển khai ra, thì khi bạn mở một cửa hàng ăn uống cũng vậy.

Cho bạn có ý định mở một cửa hàng ăn uống nhỏ thì bạn phải xác định được là bạn muốn bán sản phẩm gì, món ăn gì, món chính khác với món phụ điểm nào, món chính có đáp ứng các tiêu chí khi mở một cửa hàng ăn uống như mình chia sẻ lần trước hay không, nếu không thì khả năng mình thất bại rất cao, còn nếu đáp ứng được những tiêu chí đó rồi nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa.

Vậy bước đầu tiên là mình xác định được mình muốn kinh doanh gì, sản phẩm đó có đạt được những tiêu chí đối với cửa hàng kinh doanh ăn uống hay không, và viết ra kế hoạch đó ra.

Thứ hai, phải xem lại vốn của chúng ta có bao nhiêu, và với số vốn đó mình có thể tính toán và huy động thêm vốn hay không nếu thời gian đầu kế hoạch bạn dự trù trong khoảng thời gian đó không đạt được yêu cầu như bạn đề ra, tức cửa hàng chauw có lợi nhuận, đang lỗ, thì bạn có thể tiếp tục vượt qua thời gian đó.

Có rất nhiều trường hợp bạn có thể tiết kiệm 200-300 triệu hoặc vài chục triệu mà bạn đầu tư vào cửa hàng đó hết số vốn và không có khoảng dự phòng, cho các trường hợp như marketing, lỗ thời gian đầu…. bạn không còn tiền để trụ lại thì coi như những công sức đầu tư trước đây là đổ sông, đổ biển.

Mình cũng chứng kiến có một người bạn, người này mở một cửa hàng bán cà phê, thì ban đầu anh ấy cũng xây dựng một cửa hàng thành công, nhưng vì một số cách trong quản lí, hợp đồng trong mặt bằng không tốt nên người này quyết định sang nhượng thành công cửa hàng này. Rồi anh ấy tiếp tục mở thêm một cửa hàng khác, thì bị hụt vốn giữa chừng, dẫn đến vay nợ các nhóm tín dụng, lãi cao…. nhưng vẫn không thể trụ qua giai đoạn đó, nên mọi thứ coi như thất bại hết.

 

Vậy điều quan trọng là bạn phải xác định vốn và khả năng huy động vốn của chúng ta để lập một kế hoạch thật tốt đối với những trường hợp ngoài ý muốn xảy ra.

Khi bạn có được tiền cũng như có khả năng huy động được tiền rồi thì sản phẩm của bạn muốn bán cho đối tượng khách hàng nào, bạn cần xác định rõ đối tượng khách hàng tiềm năng mà bạn muốn hướng đên,

 

ví dụ bạn bán cà phê thì bạn bán cà phê cho ai chứ không phải ai cũng uống hết là không đúng, thì thật là ai cũng uống được nhưng sẽ có một phân khúc khách hàng như khách hàng tiềm năng của bạn, là những người sử dụng sản phẩm của bạn thường xuyên, vậy làm sao để bạn có thể phân khúc được khách hàng này, thì ban đầu có thể bạn chưa có kinh nghiệm phân khúc của bạn có thể rộng hơn một chút, rồi sau một thời gian bạn sẽ thu hẹp phân khúc đó lại thành đúng lõi trọng tâm của chúng ta đi, từ đó lợi nhuận và dòng tiền của chúng ta sẽ sinh ra cao hơn, chi phí marketing cũng ít. ( bạn bán cafe cho tuổi teen, hay làm văn phòng, hay bán cho doanh nhân,,, khác lắm các bạn nhé )

Rồi khi bạn xác định được phân khúc khách hàng đó, thì bạn cần xác định thêm là mình có cách nào để tiếp cận được họ hay không, bằng cách nào và có mấy cách, nếu bạn không có cách tiếp cận họ cũng cũng xem như công cốc.

Tiếp theo bạn cần xem lại những đối tượng phân khúc đó họ tập trung sông ở đâu nhiều nhất, bạn bạn có cách tiếp cận họ rồi thì bạn phải “di chuyển mình” gần đến đó, vì mình kinh doanh cửa hàng mà lại không thể để họ từ xa tìm đến mình,

ví dụ chúng ta muốn bán cơm văn phòng mà lại mở cửa hàng gần nơi gần nơi sinh viên thì không được.

Khi bạn đã xác định được họ ở đâu, phương thức nào để tiếp cận họ thì mình phải vạch ra ngay từ đầu cùng với số vốn mình có thì mình có thể về phân khúc của họ được hay không, giả sử số vốn ban đầu của mình là 100 triệu mà muốn mở một cửa hàng ăn tập trung vào khu văn phòng thì chúng ta sẽ bị thất bại, vì chi phí vận hành, giá cả khu vực đó không phù hợp với số vốn của chúng ta có, vậy nếu khế hoạch đó không được thì mình sẽ làm lại một kế hoạch khác, để tránh những thất bại, tiền mất tật mang.

Sau khi bạn xác định được khu vực khách hàng đó, bạn có các tiêu chí phù hợp với kế hoạch rồi, thì tiếp theo bạn xem lại bản thân mình có những thế mạnh gì quản lí và kinh doanh cửa hàng ăn uống hay không, bởi nhiều lúc mọi thứ trong kế hoạch đã hoàn tất mà bàn thân mình không có khả năng quản trị, quản lí, thì bản thân mình phải nên học hỏi thêm những kĩ năng đó, để bản thân mình hoàn thiện được những thứ đó và rồi bạn hãy bắt tay vào việc thực hiện kế hoạch để đạt được hiệu quả tốt nhất. Hoặc chí ít, bản thân mình có dám chịu cực, dám dấn thân để làm từng thứ hay không.


Nếu bạn đã xác định đầy đủ tất cả mọi thứ như mình chia sẻ rồi, thì còn một thứ quan trọng bạn phải nghĩa đến đó là nếu kế hoạch kinh doanh của bạn thất bại, thì hậu quả lớn nhất xảy ra cho bạn là gì và bạn có thể giải quyết được hậu quả đó hay không, vậy nên bạn nên bạn cần tính con đường thất bại cho mình trước, nếu bạn chịu được tất cả mọi điều xấu nhất có thể xảy ra với bản thân và gia đình của mình phải gánh chịu sau thất bại đó là như thế nào rồi thì mình cứ làm, còn nếu không thì bạn phải cân nhắc mọi thứ trước khi quyết định bởi trong kinh doanh không phải lúc nào cũng là thành công, cũng là có lợi nhuận cao. Ý này, tức là mình nói, tiền chỉ là một phần của cuộc sống, kinh daonh thì luôn có ruổi ro,,, nên nhiều người đang là trụ lực tài chính gia đình, mà dồn hết vào dự án này, sau khi thất bại thì gia đình tan nát, suy sụp, ,,,, thì thật chúng ta phải nên cân nhắc.

Tóm lại, với những chia sẻ của mình về vệc kinh doanh có kế hoạch và làm việc theo cảm tính sẽ khác như thế nào, và hi vọng với những chia sẻ của mình có thể giúp các bạn có một kế hoạch kinh doanh cửa hàng ăn uống thành công. 
Xem video tại đây : video 


Chia sẻ với bạn bè

Bình luận: