NHỮNG RỦI RO THƯỜNG GẶP KHI KINH DOANH CỬA HÀNG ĂN UỐNG

Đăng bởi Admin vào lúc 08-09-2021

NHỮNG RỦI RO THƯỜNG GẶP KHI KINH DOANH CỬA HÀNG ĂN UỐNG

Xin chào các bạn,

Có một câu hỏi mà các bạn hay hỏi mình là những rủi ro nào sẽ có ảnh hưởng nhất, nguy hiểm nhất khi chúng ta kinh doanh một cửa hàng ăn uống dẫn đến sự thất bại.

Thì bài chia sẻ của mình hôm nay về câu hỏi này sẽ là, ngoài những kinh nghiệm làm việc trong môi trường kinh doanh cửa hàng ăn uống này, vấn đề quan trong nhất dẫn đến những rủi ro là các định phí.

Định phí chính là những chi phí như chi phí thuê mặt bằng ở những vị trí, khi chúng ta muốn những vị trí tốt bởi vì vị trí là yếu tố quan trọng đầu tiên quyết định sự thành công cửa cửa hàng khi bắt đầu kinh doanh. Nhưng khi bạn chọn những vị trí đắc địa thì luôn luôn đi kèm với đó là giá thuê cực kì cao, và hiện tại bây giờ mức thuê ở các thành phố cũng không có mức chuẩn nào, mà giá thuê sẽ phụ thuộc vào người cho thuê và người thuê.


Chưa tính những trường hợp do vị trí đó quá tốt cho việc kinh doanh nên sẽ có nhiều đối thủ họ cạnh tranh với nhau thì những người nhiều tiền họ ra giá cao để thuê thì cũng rất dễ, bởi vì sự cam kết giữa chúng ta với chủ nhà cũng không quá ràng buộc.

Vậy vị trí luôn đi liền với chi phí, thường thì chi phí nó cũng sẽ tăng theo hằng năm, vì vậy sự kinh doanh cửa hàng chúng ta bắt buộc cũng thay đổi. Rồi lương nhân viên cũng tăng theo hằng năm, giá nguyên vật liệu cũng tăng theo hằng năm,… những vẫn chưa biết giá sản phẩm của chúng ta có nên tăng hay không nữa.

 

Ví dụ như mình kinh doanh 2 năm nay là không thay đổi giá, những chắc cũng sẽ có lúc nào đó tùy theo tình hình mà mình phải cân nhắc, thì đó là những rủi ro có thể xảy ra. Tiếp theo là chúng ta thuê cửa hàng sẽ không lâu, có thể 3 hay 5 năm, cũng ít có khi chúng ta thuê đến 10 năm. Mà chúng ta sẽ hình dung như thế này, chúng ta bán tại địa điểm đó đông khác những rõ ràng khi chúng ta ràng buộc thuê 2-3 năm, bản chất khi hết hợp đồng thì chủ nhà họ có quyền, nên khi bạn kinh doanh ở địa điểm đó tốt nên khi giá đàm phán lại hợp đồng nó cũng sẽ khác.

 Thì trong quá trình đó mình sẽ làm sao để khách hàng họ biết mà tìm chúng ta nếu chúng ta muốn di chuyển đến địa điểm khác. Ví dụ như kinh doanh quán bún Nha Trang, mình có ghé quán bạn ăn 1 năm 2-3 lần, năm sau mình muốn ghé quán bạn ăn nữa nhưng bạn đã chuyển cửa hàng đến nơi khác rồi, thì bạn sẽ mất một lượng khách như mình, vậy việc thuê cửa hàng trong thời gian ngắn cũng là một rủi ro trong kinh doanh cửa hàng ăn uống.

Một rủi ro nữa là khi chúng ta mở một cửa hàng ăn uống thì NHÂN VIÊN  làm cho chúng ta trong thời gian ngắn. Bởi vì đôi lúc họ sẽ không coi đó là một ngành nghề nghiêm túc đối với họ, rồi thậm chí ở những cửa hàng kinh doanh nhỏ chúng ta thường gọi là thuê sinh viên thì thời gian họ làm việc được tính bằng tháng hoặc bằng ngày.

Vì vậy rất khó để họ hòa nhập được môi trường, văn hóa cách phục vụ, họ làm tầm vài tháng thì họ nghĩ vì đó là đặc điểm của những bạn sinh viên part time, do họ không coi phục vụ là một nghề chính và thu nhập của nghề này cũng không cao.

 Thêm một rủi ro nữa đó là chi phí nguyên vật liệu, đó là sự biến động giá của nó cũng thuộc dạng kinh khủng. Nguyên vật liệu ví dụ như là thịt cá, rau củ,…hay một nguyên vật liệu đầu vào đó có giá biến động kinh khủng.

Ví dụ thịt heo là nguồn được nhà nước giữ cho thị trường tương đối ổn định nhưng có lúc nó vẫn tăng kinh khủng, có lúc thị trường bán 50 nghìn 1 kí nhưng có đợt lên 180 nghìn 1 kí, nó lên gấp 4 lần như vậy. Nhiều khi giá đó chỉ tăng 2-3 tháng cũng đủ để chúng ta dập hết nguồn vốn khi nguyên liệu tăng đột biến như vậy, nên đó cũng là một rủi ro thứ 4 khi chúng ta kinh doanh cửa hàng ăn uống.

Lại một nguyên nhân gây rủi ro cho chúng ta nữa đó là sự thay đổi thị trường.

Ví dụ như những năm trước đây chúng ta có thể mở một cửa hàng offline để chờ khách đến vẫn đông đúc, nhưng những năm gần đây công nghệ phát triển thì hình thức nó thay đổi, nên chính cửa hàng ăn uống cũng phải thay đổi.

Bây giờ họ giao hàng tận nơi, thậm chí họ không có mặt bằng nhưng họ vẫn tạo ra doanh số họ bán được, thì chúng ta đang gánh chi phí mặt bằng đó, chúng ta không biết thay đổi thì rất là rủi ro.

 Lúc xưa thì việc giao đồ ăn thì hơi vất vả một chút, còn bây giờ điều đó lại vô cùng đơn giản. Nên bắt buộc chúng ta phải thay đổi chứ không thể giữ khư khư hình thức mình đang làm nữa, chỉ cần chúng ta chậm một chút thôi thì những định phí hằng ngày cũng sẽ giết chúng ta.

Có rất nhiều cửa hàng nổi tiếng đông khách nhưng bởi vì sự thay đổi chậm chạp mà lượng khách giảm dần, còn định phí thì cứ tăng dần.


 Nhiều lúc sản phẩm của họ chậm chạp trong việc đóng gói mang đi, chậm trong việc thay đổi ứng biến, đơn giản là lúc mình viết bài này là hiện tại đất nước mình đang xảy ra đại dịch covid 19, toàn bộ các cửa hàng đóng hết, nhưng họ vẫn cho giao hàng, nếu chúng ta không có sự chuẩn bị trước, không đáp ứng được là chúng ta sẽ “chết tức tưởi”. Vì vậy chúng ta cần lên ý tưởng những kế hoạch thay đổi hình thức kinh doanh từ trước để có thể ứng biến trong mọi rủi ro có thể xảy ra trong mọi trường hợp.

Tóm lại đó là 5 rủi ro lớn nhất mà trong kinh doanh cửa hàng ăn uống chúng ta thường gặp phải đó là giá thuê, thời gian thuê, nhân sự, chi phí nguyên vật liệu và sự biến đổi phù hợp với từng giai đoạn kinh doanh. 


Chia sẻ với bạn bè

Bình luận: