NHÂN SỰ VÀ NGƯỜI CHỦ CÔNG TY KHỞI NGHIỆP

Đăng bởi Admin vào lúc 21-04-2017

Khi một người khởi nghiệp, đến một giai đoạn nào đó, nhân viên sẽ tăng lên, nhân sự cũng là một vấn đề nhức đầu với start up.

Người chủ, đồi hỏi phải thật bình tĩnh, phải gánh trách nhiệm hết, từ những việc nhân viên làm sai, rồi từ từ tìm cách giải quyết. Nhất là đối với những doanh nghiệp nhỏ, mọi điều kiện đều khó khăn, thì thật khó để mọi nhân viên tự hào về nơi làm việc của mình.

Những doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ này, họ không có đủ uy tín, hấp dẫn, cũng như tài chính để có riêng một bộ phận nhân sự làm nhiệm vụ tuyển dụng và đào tạo. Vòng tuyển ban đầu thường qua rất nhanh, nhân sự không được lọc kỹ khi vào, chủ yếu là để lấp việc tức thời. Về sau, là cả một hành trình nhức nhối với các nhân viên đó. Đó cũng là bài học chung đối với khởi nghiệp khi tuyển nhân viên. Nếu nhìn lại các công ty nhật, thì thời gian tuyển ít nhất cả tháng, vô công ty làm ít nhất phải qua 3 vòng, họ chọn nhân sự vô cùng kỹ lưỡng.

Có những loại nhân viên nào chúng ta hay gặp phải.

1. Nhân viên luôn nghĩ đủ.

Có nghĩa là, nhân viên tự cho mình làm như vậy là đủ rồi, đủ với mức lương ông chủ trả rồi, không cần cố gắng thêm, thường những nhân viên này, chắc chắn không có cở hội phát triển lâu dài. Bởi bạn không biết như thế nào là đủ, khi người ta trả bạn 1, bạn hãy làm 2, làm 3, thậm chí là hơn nữa. Cái hơn đó , chính là thước đo để bạn phát triển, đừng sợ người khác không nhìn nhận ra sự cố gắng của bạn. 

2. Nhân viên không chịu thay đổi.

Những công ty start up, họ luôn phải thay đổi, đổi mới để phát triển, họ không phải là các tập đoàn lớn đã có sẵn mọi thứ quy trình.

Khi mới làm, họ nhận nhiệm vụ A, nhiệm vụ B, một thời gian, nhiệm vụ A đó sẽ phát sinh thêm cái A+, nếu bạn không nhận thức được sự phát triển A+ đó, thì sếp sẽ hướng dẫn bạn thực hiện. Nhưng nhân viên không chịu thay đổi, họ mặc định công việc của họ chỉ là A,B , nhất định không thêm A+, nếu bắt họ thêm, thì phải thêm tiền, thêm phúc lợi, họ bày tỏ phản đối ngay. 

Thử hỏi, những nhân viên này có cơ hội phát triển không ở đây không, bạn luôn nghĩ mình đúng, bạn không chịu hi sinh, bạn không chịu cố gắng thêm tí. Hãy làm đi, làm A+, rồi A++ ... làm một cách nhiệt tình. Sếp bạn chắc chắn sẽ thưởng bạn xứng đáng, không bao giờ để mất bạn đâu. Có điều là bạn phải cho đi trước.

3. Nhân viên có tài, mà không có đức.

Ở một công ty nhỏ, tôi luôn chú trọng người có đức, đức là cách ăn, cách sống, cách làm viễc, sự trung thành..... làm nên con người ấy.

Điều này rất đáng quý, nếu bạn không biết gì, bạn thiếu kỹ năng gì, công ty sẽ đào tạo, giúp bạn phát triển kỹ năng đó, rèn luyện con người mới khó, rèn luyện kỹ năng không khó. Tôi nghe đâu đó nói rằng: " thà chọn đúng người mà đi Sai hướng, còn hơn đi đúng hướng mà chọn Sai người".

Tôi có một cậu nhân viên, là người thân, ban đầu cậu ấy làm việc rất năng nổ, không tính toán thiệt hơn. Nhưng sau một thời gian, cậu ấy thiếu đi sự nhiệt huyết, sự tính toán nhiều hơn, gian dối quỹ công ty. Bạn tưởng rằng, một người boss họ không nhận ra sao, bạn tưởng rằng mình qua mặt êm thấm... Nhưng không, họ biết hết đấy, họ biết bạn làm sai, và họ đang điềm tĩnh, âm thầm chịu đựng tất cả để nghĩ ra phương pháp giải quyết đấy. Nếu đùng, chỉ thẳng vào mặt, đưa chứng cứ , đuổi bạn khỏi công ty, nóng vội vậy thì không phải là ông chủ giỏi.

4. Nhân viên vừa tài, vừa đức.

Đó là những nhân viên ai cũng muốn giữ, họ luôn làm việc hiệu quả, luôn làm trên sự kỳ vọng, họ làm viễc vì đam mê, luôn cống hiến.

Người họ toát lên sự trung thực, họ khiến bạn yên tâm, giao hết những nhiệm vụ trọng yếu. 

Những nhân viên này, cơ hội thăng tiến, đãi ngộ cực tốt, mà họ không hề có bất cứ đòi hỏi gì. Bởi những sự thăng tiến, không đến từ nhiệm vụ hiện hữu, nó chỉ đến từ sự cố gắng, cho đi lặng lẽ.

Để doanh nghiệp phát triển, đôi lúc chúng ta cần vận hành như đội bóng, còn sử dụng nhân viên đó, khi nhân viên đó còn làm viễc hiệu quả, còn yêu nghề, còn đam mê. Nếu không đảm bảo được điều này, dù là nhân viên đó lâu năm cỡ nào, thì cũng phải sa thải. Bởi lẽ đó là vì sự phát triển của công ty. Thật khó với những quyết định nhân sự như vậy.

Vậy để nhân hòa trong sự nghiệp, người chủ ngoài sự " thông đạo, thạo đời" họ phải có sự điềm tĩnh và bản lĩnh phải lớn.

Nguyễn đình chính.


Chia sẻ với bạn bè

Bình luận: