Nguyễn Đình Chính quê ở Bình Định, tốt nghiệp chuyên ngành điện, điện tử trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật thành phố Hồ Chí Minh.
Năm 2013, khi vừa làm đồ án tốt nghiệp xong chờ nhận bằng, Đình Chính đã xác định khởi nghiệp bằng lối đi riêng đó là kinh doanh các món ăn đặc sản quê hương, vì theo Chính nhận thấy ẩm thực là lĩnh vực kinh doanh rất sôi động tại thành phố Hồ Chí Minh. Sau khi trình bày về ý tưởng và thuyết phục được thầy hướng dẫn làm đồ án tốt nghiệp, Chính được thầy đồng ý góp vốn là 38 triệu đồng để đầu tư chuẩn bị mở tiệm bánh cuốn Tây sơn Bình Định. Bánh có hình thức như món gỏi cuốn quen thuộc, phần nhân được làm từ đa dạng các nguyên liệu như chả ram, thịt nướng, bò nướng lá lốt, nem chua, trứng luộc, dưa leo, rau sống,… ăn kèm với nước chấm đặc biệt theo công thức riêng của quán. Ngoài món bánh cuốn, Chính còn bán thêm các món đặc sản Bình Định như tré, chả bò, chả heo, nem, bánh tráng, chả ram tôm đất,…
Ngoài việc chú trọng vào chất lượng để gây ấn tượng cho khách thì Chính và nhân viên của quán mặc trang phục của người lính Tây Sơn. Trang phục gắn liền với lịch sử quê hương khi phục vụ để khách luôn nhớ đến quán qua trang phục, món ăn, phong cách khác biệt. Đó cũng là cách để chàng trai trẻ quảng bá hình ảnh không chỉ riêng con người vùng đất Tây Sơn Bình Định, nơi lâu nay người ta chỉ biết đến với môn võ cổ truyền Tây Sơn, mà còn những món ăn đậm chất hương vị quê nhà mà đi xa là nhớ.
Theo Chính chia sẻ thì cơ duyên để một chàng trai tốt nghiệp ngành kỹ thuật điện mà lại chọn cho mình một ngã rẽ với cuộc đời lập nghiệp về ẩm thực đó là lúc Chính học lớp 12 thì không nhận thấy là mình thích nghề gì và đam mê gì, sau đó anh đi thi vào trường Đại Học. Nhưng thay đổi thật sự là khi anh vào học đại học, anh đi làm thêm rất nhiều từ dạy học đến phụ bàn,… chính những lúc đó anh mới nhận ra là thời gian đi làm chính là kinh nghiệm, giúp anh có cách nhìn về cuộc sống khác nhau.
Rồi trong quá trình đó anh có niềm đam mê là kinh doanh và anh cảm thấy mình không phù hợp để làm việc công việc gò bó khác. Từ đó anh quyết tâm theo đuổi con đường kinh doanh. Và từ lúc bắt đầu kinh doanh anh chỉ làm duy nhất một hình thức là kinh doanh bánh cuốn Tây Sơn, lúc đầu thì thất bại , đến làm lại anh thì vẫn là bánh cuốn Tây Sơn. Lí do anh kiên trì với mô hình này là anh tiết lộ rằng thực ra với một sinh viên mới ra trường thì anh không biết mình sẽ kinh doanh bên lĩnh vực gì và cùng lúc đó ở quê anh có một món ăn nổi tiếng là bánh cuốn Tây Sơn, ở đấy thì mọi người có thể ăn bánh vào các buổi trong ngày đều được, thêm nữa là khi anh vào ở Sài Gòn lại không có món này. Qua đó khiến mình có một suy nghĩ là quyết tâm kinh doanh món ăn này tại Sài Gòn nhằm phục vụ cho bà con đồng hương ở quê mình có thể thưởng thức món đó tại Sài Gòn, rồi từ cơ duyên đó mà anh nhân rộng, phát triển kinh doanh của mình đến tận bây giờ.
Là một người trẻ lựa chọn món đặc sản quê hương mình mang vào Sài Gòn để kinh doanh nên việc nhìn nhận của anh về những người trẻ cũng mang những đặc sản của địa phương quê mình mang đến những nơi, cho những dự án khởi nghiệp của họ như thế này?
Anh ví dụ ở thành phố Hồ Chí Minh, hay ở những thành phố lớn khác thường không có nhiều món gọi là đặc sản, và ở đây đa số là dân nhập cư. Họ mang những món quê hương mình vào những thành phố này là một cách thứ nhất để tiếp cận với lượng khách là những đồng hương của mình, sau một thời gian thì chúng ta nhân rộng ra nữa để có thể tiếp cận được nhiều khách hàng ở Sài Gòn, xa hơn nữa là chúng ta có thể mang đến nhiều thành phố khác và thậm chí là ở nước ngoài. Thì ngoài những yếu tố mang lại lợi nhuận trong việc kinh doanh anh còn muốn quảng cáo món ăn của mình đến rộng khắp mọi người như đồng phục của quán cũng sẽ mang màu sắc quê hương.
Cũng theo như những thắc mắc của mọi người là đối với món ăn ở quê hương thì khi mình kinh doanh ở một nơi xa quê mình như vậy thì có đảm bảo được vị ngon của món ăn hay không. ?
Theo đó anh cũng có chia sẻ là tuy vậy nhưng món ăn anh kinh doanh ở Sài Gòn vẫn đẩm bảo được tươi và hấp dẫn của món ăn, ví dụ như những nguyên liệu bánh tráng, ớt, tỏi, nem, chả,… thì có thể chuyển từ quê vào Sài Gòn, tuy nhiên có những thành phần như thịt thì anh sẽ đặt mua ở tại Sài gòn và ướp thịt theo phong cách như quê của mình. Qua đó anh cũng nhận thấy mình là con người yếu thích kinh doanh, bản thân không phù hợp cho những công việc văn phòng, hoặc nếu anh bắt đầu kinh doanh một dự án mới thì đến một lúc nào đó cũng sẽ gặp khó khăn mới y chang giai đoạn ban đầu thì anh sẽ không có kinh nghiệm.
Trong khi dự án đầu anh đã trải qua và có thất bại, nhưng anh nhận thấy tuy nhiên qua đó anh cũng đã có khá nhiều kinh nghiệm cho việc thất bại đầu tiên. Từ đó anh quyết tâm làm lại và đi lên.
Vậy ngoài món bánh cuốn Tây Sơn Bình Định ra, điều anh cảm thấy tự hào về quê hương của mình?
Nếu mình đã được sinh ra ở quê hương nào đó thì mình luôn tự hào, ví dụ chúng ta ở Việt Nam khi chúng ta sang nước ngoài mà nghe được các chương trình Việt Nam thì lòng tự hào của chúng ta rất là lớn, nên khi anh ở Bình Định vào Sài Gòn gặp đồng hương vô tình những việc đó khiến anh vui vẻ và tự hào rất nhiều.
Theo anh chia sẻ thêm rằng bánh cuốn Tây Sơn có ở vùng đất Bình Định, nơi có lịch sử về anh em Nguyễn Huệ, nên những đồng phục của cửa hàng được anh chọn cũng phù hợp với món ăn và mang màu sắc đỏ vàng của quê hương. Rồi từ những nguyên liệu để chế biến món ăn anh cũng ưu tiên nhập từ quê hương của mình và phong cách trang trí cho cửa hàng của anh cũng mang đậm chất truyền thống Bình Định.
Món bánh cuốn Tây Sơn ở quê anh là một món ăn dân dã, nên hương vị của món ăn này cũng như cách anh làm cũng đều toát lên hương vị của quê hương, thêm nữa là con người Bình Định chịu khó, kiên trì trong mọi khó khăn, nên khi mang hương vị của mình vào Sài Gòn anh cũng từng bước xây dựng thương hiệu của mình như gợi lên hình ảnh của con người Bình Định.
Video về Nguyễn Đình Chính khởi nghiệp
Bình luận: