CÓ NÊN VAY VỐN KHỞI NGHIỆP KINH DOANH QUÁN ĂN

Đăng bởi Admin vào lúc 19-09-2021

CÓ NÊN VAY VỐN KHỞI NGHIỆP KINH DOANH QUÁN ĂN

Xin chào các bạn,

Hôm nay mình sẽ chia sẻ về câu hỏi có nên vay vốn để mình kinh doanh cửa hàng quán ăn nhỏ hay không?

Thì mình sẽ nói về những mô hình kinh doanh nhỏ tầm vài trăm triệu thôi. Nên nó sẽ khác so với việc kinh doanh nhà hàng hay các cửa hàng lớn vì đó không phải là thế mạnh của mình, nên mình sẽ không thể chia sẽ sâu trong lĩnh vực nhà hàng.

Với số vốn để mở một cửa hàng quán ăn nhỏ thì mình từng có chia sẻ là tầm hai ba chục triệu bạn cũng có thể kinh doanh ăn uống được, còn khi bạn muốn mở cửa hàng ăn uống thì vốn phải tầm trên trăm triệu và thậm chí là hơn, bởi vì tiền thuê mặt bằng ở trong khu vực các thành phố nhất là Hồ Chí Minh thì rất là cao so với thị trường, nhiều chuyên gia họ phân tích là phân khúc cho thuê mặt bằng kinh doanh thì nó giống như một quả bong bóng sắp vỡ vì nó cao hơn giá thị trường rất là nhiều.

Nhưng do hoạt động quá nhộn nhịp, cũng như chẳng có quy định giá cả nào cho việc cho thuê, mọi thứ đều là thỏa thuận, cung cầu lẫn nhau, họ cho thuê mặt bằng rất là cao trong khi chúng ta không thể bán một sản phẩm hay món ăn tự nhiên có thể nhảy vọt giá lên được.

 

Thì bây giờ ví dụ như các bạn muốn làm nhưng các bạn không có vốn hoặc vốn tầm vài chục triệu mà bạn muốn kinh doanh ăn uống thì mình cũng có chia sẻ là với số vốn đó bạn cũng có thể kinh doanh ăn uống bằng những hình thức giống như là bán nước hay bán cơm phong cách vỉa hè, rồi từ đó chúng ta đi lên.

 

Còn khi các bạn muốn mở cửa hàng thì vốn tầm trăm triệu thì trong khả năng mình nghĩ bạn cũng có thể kinh doanh được ví dụ chúng ta đã có kế hoạch sẵn rồi xác định được mọi thứ như sản phẩm, khách hàng và sự quyết tâm bạn cũng có thể làm và nhờ sự huy động vốn từ gia đình người thân theo khả năng của mình tính toán, chứ còn chúng ta đi vay vốn ngân hàng chẳng hạn thì rất là khó.

 

Ví dụ mình đã có bản kế hoạch kinh doanh quá hay thì các bạn nên chia sẻ bản kế hoạch đó cho nhiều người biết, rồi biết đâu cũng sẽ có người chịu đầu tư vào bản kế hoạch đó của bạn, khi bạn khát khao làm và kế hoạch của bạn có thể cho người khác thấy nó là một bản kế hoạch qua hay và phù hợp khi bạn làm. Thì mình nói về việc bạn muốn đầu tư vào một cửa hàng quán ăn nhỏ hơn trăm triệu mà bạn đi vay ngân hàng thì không được thi cho lắm.

Ví dụ chú Lý Quí Trung kinh doanh phở 24 thì những cửa hàng đầu tiên cũng là của gia đình chú, sau khi chú phát triển lên chú mới đi vay quỹ đầu tư các thứ, thì cuốn sách tự truyện của chú khi các bạn đọc cũng thấy rất là hay. Chú đi lên từ quán phở thì cửa hàng đầu tiên của chú ban đầu cũng nhỏ nhỏ như mình thôi, nhưng sau đó chú đã từ từ xây dựng cho mình một thương hiệu lớn.

 

 Nếu các bạn có tìm hiểu thì các bạn cũng thấy là quỹ đầu tư, mô hình, áp lực tài chính sẽ như thế nào, và các bạn chịu được áp lực và quyết tâm thì các bạn cũng có thể làm được. Còn bây giờ tùy theo số vốn mình có rồi mình có thể mượn, huy động không lãi.

 Bởi vì huy động vốn có lãi thì bạn rất áp lực, các bạn đang làm công việc kinh doanh như vậy mà sản phẩm mình kinh doanh không thể nào tăng vọt giá được,

 ví dụ bình thường bạn bán một món ăn nào đó giá 25 nghìn thì không thể nào bạn bán tăng lên được 100 nghìn, mà khi giá món ăn được tăng lên thì môi trường xung quanh, sự đầu tư của bạn cũng tăng theo, tức giá bán của món ăn, phụ thuộc vào các giá trị cộng thêm như không gian, vị trí, phục vụ,,, Còn khi bạn mở một cửa hàng bình thường như vậy cho dù chúng ta làm tốt, món ăn ngon, chất lượng,… thì giá cũng không quá cao chênh lệch so với thị trường được.

Bởi đặc thù trong kinh doanh ăn uống là như vậy, các bạn cũng có thể hình dung như mình mua một ly cà phê ở vỉa hè có giá 15 nghìn, khi bạn mua ở một quán cửa hàng thì có giá 20 nghìn, còn khi bạn mua ở một cửa hàng sang trọng hơn thì giá có thể cao hơn là 30 nghìn, có nghĩa là sự chênh lệch giá của sản phẩm bạn bán không thể nhảy vọt hơn với thị trường mà nó sẽ kèm theo là những giá trị vô hình ngoài ly cà phê đó mang lại cho khách hàng như thương hiệu, không gian, sự phục vụ của cửa hàng,…

 

Khi bạn nghĩ là vay vốn bằng bản kế hoạch của mình hay vay ngân hàng thì nó sẽ có hơi mông lung, tuy nhiên bạn có bản kế hoạch tốt bạn có thể chia sẻ cho nhiều người như bạn bè hay những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực này, và bạn làm thì chắc cũng sẽ có người đầu tư vào kế hoạch đó của bạn. Nếu bạn không có nhiều mối quan hệ hay không biết những người có khả năng đầu tư cho bạn là những người nào thì ví dụ mình không có tiền thì bắt buộc bản thân mình phải có một giá trị nào đó, có thể là một vấn đề, một kiến thức mình chia sẻ và mình thu hút được nhiều người khác quan tâm.

Vì bước đầu chúng ta bắt đầu kinh doanh thì không có gì gọi chắc chắn, nên bạn đừng nghĩ trước là sẽ vay tiền rồi trả lãi sẽ rất là áp lực. Chính bản thân mình khi xưa trước khi kinh doanh mình cũng chia sẻ dự định của mình rất nhiều và rồi cũng có người hùng vốn với mình, nhưng khi mới bắt đầu làm mình cũng từng thất bại, qua lần thất bại đó lần sau làm lại thì mình có chút thành công.


 Nên Các bạn cứ có cho mình một bản kế hoạch, dự án thật tốt rồi tiếp theo chúng ta bắt đầu chia sẻ, thuyết phục, huy động vốn không lãi. Còn bạn muốn vay vốn ngân hàng thì có thể là hơi khó vì đa số ít ngân hàng nào dám cho một người khởi nghiệp trong lĩnh vực này vay vốn cả. Các bạn thử xem nhiều chương trình khởi nghiệp thì bạn sẽ thấy đa phần họ dồn tiền vào một lĩnh vực như công nghệ, còn riêng lĩnh vực kinh doanh thực phẩm này thì biến độ lợi nhuận không cao.

Còn chúng ta làm thì chúng ta bắt đầu từ con số 0 và làm từng bước, bằng khả năng của mình, mình làm mình tích lũy và mượn vốn từ bạn bè người thân và mình làm, còn nếu bạn vay vốn ngân hàng hay vay có lãi thì bạn làm sẽ rất áp lực.

Vậy tóm lại bạn có thể hình dung được như mình chia sẻ là có nên vay vốn khi bắt đầu kinh doanh cửa hàng quán ăn hay không. Mình xin chia sẻ là không nên. Nên tự bản thân mình, trong khả năng của mình cộng với sự giúp đỡ của người thân, bạn bè để mình làm thì cũng như kinh doanh ăn uống cũng không cần quá nhiều vốn. 


Chia sẻ với bạn bè

Bình luận: