CHIA SẺ KINH NGHIỆM KINH DOANH CỬA HÀNG ĂN UỐNG

Đăng bởi Admin vào lúc 25-09-2019

Hôm nay lại nhận được lời mời sang quán. Anh cũng là người Bình Định, cũng kinh doanh các mặt hàng như hiện mình đang làm, nhưng có điều bạn phục phân khúc khách bình dân hơn tí, nên giá thấp hơn tí.

 

Anh hoạt động được gần năm, anh nói quán có lời, nhưng giờ có việc nên gia đình phải chuyển về quê, nên sang lại. 

Anh chỉ cần sang lại đủ vốn anh đầu tư ban đầu.

Anh sang lại cửa hàng 250 triệu, đã bao gồm chi phí cọc mặt bằng 60 triệu. Một thời gian không có người sang, anh đành hạ giá xuống 150 triệu. Nhưng không biết có ai sang lại không.

Riêng mình thì mình không thể sang lại được , dù rất muốn giúp anh. Hơn ai hết, mình cũng đã trải qua giai đoạn này khi lần đầu khởi nghiệp. Tình cảnh thật khó khăn, khi toàn bộ vốn luyến tích luỹ được dùng để làm ăn,  nhưng vô tình ta lại tiêu tốn hết sạch vốn luyến ấy.

Với nhiều người, nhất là khi mới khởi nghiệp, 250 triệu là một số tiền lớn.

- khi bạn ra làm cửa hàng, bạn phải cọc 1 số tiền tương đương  hai đến ba tháng tiền nhà, thậm chí là hơn. Nó đã ngốn chúng ta một khoản, cọc này sẽ mất nếu chúng ta không biết đàm phán, hoặc khi ta phá vỡ, tức là chúng ta hợp đồng ba năm hay năm năm gì đó, mà ta phải ngừng sớm, là sẽ mất. Nhiều lúc chúng ta còn không có điều khoản sang lại hợp đồng.

- Còn nếu bạn ký thời gian quá ngắn, 1 năm hay sáu tháng. Đã xác định làm ít khi nào ta ký vậy, bởi nếu làm ăn được, mà mới một năm đã hết hạn hợp đồng, chưa kịp lấy vốn thì đã hết mất.

- Chi phí sửa sang, mua sắm trang thiết bị lớn, nếu ta còn mới, phải tìm thật kỹ mặt bằng phù hợp, bởi chi phí sửa sang là hơi nhiều nhé. Các dụng như bàn ghế, thường mua số lượng ít, với lại chưa có nguồn quen để làm, thì chi phí cũng cao hơn. Đội thợ sửa sang, làm bảng hiệu này kia, cũng chắp vá nên giá cũng rất cao, ví dụ một bộ bàn gỗ, nếu bạn mua lẻ thì tầm 2,3 triệu hoặc cao hơn, còn nếu chúng ta làm lâu, có mối thì có thể mua khoảng 1,6 triệu. Mình có thể tiết kiệm được nhiều, mỗi thứ một ít như vậy, tính ra làm một cửa hàng, mình có thể tiết kiệm được rất nhiều.

- Những đồ dùng chúng ta mua, đến lúc không dùng, thì nó là phế liệu, là tiêu sản. Nên khi mở cửa hàng, các bạn phải tính nha.

- Ví dụ bạn lời 1 tháng 20 triệu đi, mà bạn đầu tư cửa hàng hết 300 triệu, thì bạn làm sau 2 năm mới hề vốn à, chứ chưa phải lời đâu.

- Vấn đề nhân sự, nếu bạn mở ra, mà nhà bạn làm, thì đòi hỏi bạn phải rất chịu khó, bởi nghề làm đồ ăn này phải có người thay ca, chứ mình làm không, khổ lắm, ý chí và sự siêng năng của bạn phải thật bền bỉ. Người nhà làm, bạn xác định là mình mở quán duy nhất, muốn mở thêm cái nữa là cả vấn đề.

- Còn mướn nhân sự, thì là cả một giai đoạn nữa, mướn ở đâu, lương bao nhiêu, đào tạo thế nào,,, 

- Giá bán, giá bán sao, khách khu vực này sẵn sàng chi trả bao nhiêu, bán bao nhiêu mới có lời, nguyên liệu chiếm khoản bao nhiêu, nếu không có kinh nghiệm, đa phần bạn sẽ bán đại, hoặc phải thấp giá hơn khu vực. Nhưng làm kinh doanh mà phụ thuộc vào giá là tiêu.

- Bạn có tính được một ngày bán được bao nhiêu phần là hề vốn, bao nhiêu phần là lời, và một nhân viên một ngày làm được nhiêu phần, và cửa hàng chúng ta một lần tiếp được nhiêu khách

- Món chúng ta phục vụ được mấy bữa trong ngày,,,

- Rất nhiều vấn đề, nếu bạn không có phương pháp, sẽ mất tiền rất nhiều.

 

Hi vọng nhiều người muốn khởi nghiệp nhỏ ở ngành ăn uống, có thể đọc và phân tích được một số vấn đề như trên, để giúp các anh chị tránh mất tiền, bởi tích luỹ được số tiền đó là cả một quá trình của mình.


Chia sẻ với bạn bè

Bình luận: